Trung tâm Pháp Y

1 2 3

Ngành Y tế Thái Nguyên thực hiện tốt công tác phòng, chống ma túy và HIV/AIDS

2024-12-16 11:14:00.0

Thực hiện công tác  phòng, chống ma túy và HIV/AIDS trên địa bàn, từ đầu năm đến nay, các đơn vị Y tế công lập trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt thực hiện toàn diện công tác phòng, chống ma tuý, triển khai thực hiện nghiêm túc Luật phòng chống ma tuý, tămg cường công tác giám sát đối với cơ sở y tế và các trạm y tế các xã/phường, thị trấn về công tác phòng, chống ma túy…

Thực hiện công tác  phòng, chống ma túy và HIV/AIDS trên địa bàn, từ đầu năm đến nay, các đơn vị Y tế công lập trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt thực hiện toàn diện công tác phòng, chống ma tuý, triển khai thực hiện nghiêm túc Luật phòng chống ma tuý, tămg cường công tác giám sát đối với cơ sở y tếcác trạm y tế các xã/phường, thị trấn về công tác phòng, chống ma túy Đến nay, chương trình phòng chống HIV/AIDS tại Thái Nguyên đã có 7 cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV, 6 phòng xét nghiệm khẳng định. Hàng năm cung cấp dịch vụ TVXN HIV cho khoảng 6.000 khách hàng, 11 cơ sở chăm sóc và điều trị ARV cho trên 4.000 người nhiễm HIV/AIDS, 10 cơ sở điều trị Methadone và 8 cơ sở cấp phát thuốc, điều trị cho trên 2.400 người sử dụng ma túy. Cùng với đó, chương trình chăm sóc hỗ trợ người tái hòa nhập cộng đồng, chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con… cũng được triển khai hiệu quả. Tính đến hết tháng 9/2024, số người nhiễm HIV được quản lý là: 4.544 người…

Trong tham mưu, chỉ đạo phòng, chống ma túy, cùng với việc triển khai thực hiện các Văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh bằng nhiều hình thức, Sở Y tế đã ban hành và triển khai thực hiện kế hoạch về công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Thanh tra Sở Y tế đã thành lập đoàn đi giám sát tại các Bệnh viện, TTYT về việc quản lý, sử dụng các thuốc gây nghiện, hướng thần theo quy định của Bộ Y tế. Trong quá trình đi kiểm tra, giám sát tại các cơ sở điều trị và điểm cấp phát uống Methadone, việc sử dụng thuốc Methadone được quản lý đảm bảo theo đúng quy định của Bộ Y tế về quản lý chất gây nghiện, không xảy ra sai sót nào trong quá trình quản lý và sử dụng. Ngành Y tế và Ngành Công an đã tiếp tục thực hiện quy chế phối hợp chặt chẽ về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cũng như triển khai, thực hiện các biện pháp phòng, chống ma túy, phòng, chống tệ nạn xã hội và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong  tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy, Ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý; tập trung vào các vấn đề như: cách nhận biết và hậu quả, tác hại của ma túy, đặc biệt là các loại ma túy mới; tuyên truyền/phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác cai nghiện ma túy; trách nhiệm của gia đình trong giáo dục con, cháu tham gia PCMT; hỗ trợ, giúp đỡ người nghiện ma túy tái hòa cộng đồng, chống tái nghiện, không có thái độ kỳ thị, phân biệt… Trong tháng hành động, tại các đơn vị trong ngành y tế  đã tổ chức tuyên truyền trực tiếp cho 2.859 lượt người bệnh đang điều trị methadone về tác hại của ma túy, cách phòng ngừa… Các khoa, phòng bệnh viện, TTYT huyện tuyên truyền lồng ghép trong các buổi giao ban, tăng cường quản lý cán bộ viên chức của khoa, phòng, 100% cán bộ viên chức không mắc nghiện ma túy…

Đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS, toàn ngành đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục phòng, chống HIV/AIDS, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, viên chức, người lao động và người dân về công tác phòng, chống HIV/AIDS từ đó có giải pháp tự phòng ngừa; nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân, đoàn thể, các khoa, phòng, trạm y tế về công tác phòng, chống HIV/AIDS; tạo sự chuyển biến về ý thức trách nhiệm đón nhận, giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS xóa bỏ mặc cảm, kỳ thị, tìm kiếm việc làm phù hợp để ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, thân thiện. Trong năm 2024, chương trình phòng chống HIV/AIDS ngoài việc thường quy đã đã mở rộng truyền thông, tập huấn cấp chứng nhận cho nhóm cung cấp dịch vụ tại công ty Samsung, trường ĐH Công nghiệp, xây dựng thiết kế được nội dung quảng bá dịch vụ PC HIV tại samsung, đã gửi thông tin quảng bá lên hệ thống trang thông tin của công ty và in dán thông tin quảng bá lên các địa điểm của công ty. Các tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO) đã chia sẻ thông tin quảng bá dịch vụ tại các MXH, qua fanpage của trường, góc truyền thông tại trường, lồng ghép hoạt động khác của trường, thành lập đội truyền thông tại ĐH Công nghiệp

Theo số liệu quản lý, số người phát hiện nhiễm mới và tử vong vì HIV qua các năm gần đây có xu thế giảm dần. Trong khi năm 2018, toàn tỉnh phát hiện mới 217 ca HIV, thì 10 tháng năm 2024 là 66 ca; số ca tử vong cũng giảm từ 144 ca năm 2018 còn 50 ca trong 10 tháng năm 2024.  Các cơ sở y tế tiếp tục điều trị bệnh nhân HIV/AIDS bằng thuốc ARV từ nguồn Bảo hiểm y tế. Tổ chức triển khai các hoạt động nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng chống AIDS. Trong thời gian tới, chương trình sẽ trú trọng can thiệp giảm tác hại của HIV/AIDS hơn nữa đến các huyện miền núi, vùng cao và các khoảng trống còn lại trong chương trình phòng chống HIV/AIDS mà các Dự án quốc tế chưa với tới. Qua thống kê mới nhất, hiện nay tổng số bệnh nhân đang tham gia điều trị tại các sở điều trị MMT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là: hơn  2.300bệnh nhân. 100% số bệnh nhân của cơ sở được khám sàng lọc phát hiện bệnh Lao, bệnh lây truyền qua tiêm chích; được tư vấn và xét nghiệm HIV, tư vấn các bệnh lây truyền qua tiêm chích, qua quan hệ tình dục không an toàn; Các bệnh nhân nhiễm HIV được lập hồ sơ chăm sóc sức khỏe định kỳ, điều trị ARV khi đủ điều kiện. Sau một thời gian điều trị đã góp phần giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV, giảm các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, các hành vi vi phạm trật tự an toàn xã hội và giảm tần suất sử dụng, tiến tới ngừng sử dụng các chất dạng thuốc phiện trong nhóm nghiện chích ma tuý tham gia điều trị....

Trong thời gian tới Ngành Y tế Thái Nguyên tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm theo phương châm hướng về cơ sở, tập trung vào các khu vực, địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy, mại dâm, các nhóm nguy cơ cao; tăng cường sử dụng mạng xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin để tuyên truyền; duy trì, phổ biến, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến. Phối hợp với các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở, internet, mạng xã hội đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền; gửi thông điệp tuyên truyền phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm. Xây dựng, đa dạng hóa các chương trình, phóng sự, phim tài liệu, bản tin... tuyên truyền; tăng cường phát sóng vào các khung giờ có nhiều người theo dõi. Tăng cường tổ chức các hoạt động truyền thông phòng, chống ma túy tập trung vào nhóm đối tượng có nguy cơ cao, học sinh, sinh viên, người lao động và đồng bào dân tộc thiểu số, tổ chức tuyên truyền, vận động người dân không trồng và tái trồng cây có chứa chất ma túy tại các vùng trọng điểm. Ngành thực hiện  đa dạng và mở rộng xét nghiệm HIV, đặc biệt là xét nghiệm HIV tại cộng đồng và tự xét nghiệm HIV, duy trì và nâng cao chất lượng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone , phấn đấu năm 2025 điều trị cho trên 2550 bệnh nhân. Mở rộng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc (PrEP) cho khách hàng các nhóm có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV, đặc biệt là nhóm MSM. Tiếp tục duy trì chất lượng điều trị ARV ở mức độ cao, tỷ lệ bệnh nhân điều trị ARV có tải lượng Virus dưới ngưỡng ức chế đạt trên 99%./.

 

Ngọc Liên
Sở Y tế Thái Nguyên